Trong số các bài ca ngâm tiêu biểu của các Thiền sư Trung Hoa được bảo lưu nơi sách Cảnh Đức truyền đăng lục, như Liễu nguyên ca của Hòa thượng Đằng Đằng, Thảo am ca của Hòa thượng Thạch Đầu, Lạc đạo ca của Hòa thượng Đạo Ngô, Nhất bát ca của Thiền sư Bôi Độ, Phù âu ca của Hòa thượng Lạc Phổ…, đáng chú ý nhất là tác phẩm Chứng đạo ca của Thiền sư Huyền Giác (665-713)
Nội dung của Chứng đạo ca là rất phong phú. Phật Quang đại từ điển (tr.2015B-C) ghi tóm tắt: Nêu rõ về chỗ yếu chỉ của quá trình ngộ cảnh (Yết thị kỳ ngộ cảnh chỉ yếu chỉ) rồi cho: Tác phẩm dùng văn thể lưu lệ, nêu thuật về chân tủy của Thiền tông, chính là 1 bản tuyệt xướng của văn học Thiền (Bản thư dĩ lưu lệ chi văn thể, tự thuật Thiền tông chân tủy, nãi thiền văn học chi tuyệt xướng). Dịch giả Trúc Thiên viết: “Chứng đạo ca là một bản hòa tấu đồ sộ kết hợp bằng thơ và đạo. Thơ đem đến cho đạo những màu sắc âm thanh trào ra từ vô thức, cháy bỏng theo tình người. Đạo đem đến cho thơ những chân trời bao la, huyền diệu, như có như không, bàng bạc trong ánh sáng thuở ban đầu” (Sđd, tr.57). “Chứng đạo ca là một khối pha lê đúc kết lại tinh hoa của Phật giáo mà cốt tủy là Thiền tông” .
BBT xin trân trọng giới thiệu bài giảng của HT thượng Nhuận hạ Hải về tác phẩm này: