Tin rằng, bóng tối vô minh nhân đó sẽ bị đẩy lùi nhường chỗ cho ánh sáng trí tuệ, lòng tham lam, vị kỷ nhỏ nhen sẽ được thay thế bằng suối nguồn từ bi với trái tim yêu thương rộng mở. Hạnh phúc và bình an từ đó chắc chắn sẽ nở hoa trên khắp hành tinh này.
PHẬT GIÁO THỜI HỘI NHẬP:
HƯỚNG ĐẾN MỘT XÃ HỘI BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC
HƯỚNG ĐẾN MỘT XÃ HỘI BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC
Phân ban Ni giới tỉnh BRVT
Bốn mươi năm tìm lại dấu mòn đầy phấn đấu, soi bóng đường dài qua gạch nối cảm thông, để thấy chuyện xưa – chuyện nay như trăm suối ngàn sông chung quy đều tuôn về biển lớn, bao gian khổ nhọc nhằn của quá khứ tiền nhân đều được kết tinh thành hoa trái bồ đề của hậu bối hôm nay.
Lần trang lịch sử, tìm lại dấu chân xưa mà nghe lòng trào dâng niềm tri ân cảm kính. Để có được một Giáo hội ổn định, thống nhất ý chí, hành động, đường lối chủ trương, xứng đáng làm nơi quy hướng của Tăng Ni và tín đồ Phật tử khắp mọi miền đất nước như hôm nay thì bao nhiêu mồ hôi, xương máu và sự hy sinh quên mình của lớp lớp thế hệ thạc đức tiền nhân đã đổ xuống trải dài suốt cả mấy ngàn năm thăng trầm lịch sử.
Lần trang lịch sử, tìm lại dấu chân xưa mà nghe lòng trào dâng niềm tri ân cảm kính. Để có được một Giáo hội ổn định, thống nhất ý chí, hành động, đường lối chủ trương, xứng đáng làm nơi quy hướng của Tăng Ni và tín đồ Phật tử khắp mọi miền đất nước như hôm nay thì bao nhiêu mồ hôi, xương máu và sự hy sinh quên mình của lớp lớp thế hệ thạc đức tiền nhân đã đổ xuống trải dài suốt cả mấy ngàn năm thăng trầm lịch sử.
- PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC
Phật giáo Việt Nam là một thành tố quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Biết bao danh tướng tài ba, những nhà chính trị quân sự lỗi lạc của nước nhà có xuất thân gắn liền với Phật giáo.
Trong suốt hơn 2000 năm, Phật giáo đã hòa quyện vào đời sống của người dân, trở thành nguồn cội tâm linh, nền tảng đạo đức không thể thiếu của hầu hết người dân Việt. Phật giáo ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc non sông, chăm lo cho đời sống đồng bào, đặc biệt giáo lý Phật đà đã có sức lan tỏa vô cùng rộng lớn, để lại những dấu ấn sâu đậm trong nền tư tưởng, văn hóa, học thuật, kiến trúc của đất nước Việt Nam.
Trong suốt hơn 2000 năm, Phật giáo đã hòa quyện vào đời sống của người dân, trở thành nguồn cội tâm linh, nền tảng đạo đức không thể thiếu của hầu hết người dân Việt. Phật giáo ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc non sông, chăm lo cho đời sống đồng bào, đặc biệt giáo lý Phật đà đã có sức lan tỏa vô cùng rộng lớn, để lại những dấu ấn sâu đậm trong nền tư tưởng, văn hóa, học thuật, kiến trúc của đất nước Việt Nam.
Kể từ năm 1981 khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức được thành lập, thống nhất ba miền Bắc – Trung – Nam, lịch sử Phật giáo nước nhà đã bước sang một trang mới, tích cực và khởi sắc hơn trên mọi lĩnh vực: hệ thống tổ chức, giáo dục nghiên cứu, đào tạo Tăng tài, hoằng pháp lợi sanh, văn hóa, kiến trúc, từ thiện xã hội, ngoại giao quốc tế, thông tin truyền thông….
Sau bốn mươi năm hoạt động trải qua bảy kỳ Đại hội, cơ cấu tổ chức và nhân sự của Giáo hội đã được kiện toàn, với 63 Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành phố trải dài khắp 63 tỉnh thành tương ứng, chịu trách nhiệm quản lý hơn 50 ngàn Tăng Ni và hơn mười triệu tín đồ Phật tử, sinh hoạt đều đặn trên 20 ngàn Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong cả nước trong đó có trên 500 Tự viện được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Thông qua những lần tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo ASEAN và nhiều hoạt động đối ngoại tầm vóc khác, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã góp phần quảng bá và khẳng định vị thế của nước nhà trên trường quốc tế. Những đóng góp quý báu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc đã được nhà nước công nhận và tôn vinh đúng mực. Qua đó khẳng định sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết tinh của trí tuệ, là nguyện vọng chân chính của Tăng Ni và Phật tử Việt Nam, là chủ thể xứng đáng kế thừa dòng lịch sử hơn hai ngàn năm hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam.
- NI GIỚI VIỆT NAM TIÊN PHONG TRONG CÔNG TÁC THIỆN NGUYỆN XÃ HỘI
Với phương châm “lợi đạo, ích đời”, “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam nói chung, và đặc biệt là Ni giới Việt Nam nói riêng, luôn đi đầu trong công tác thiện nguyện, có mặt trên mọi nẻo đường để kịp lúc, kịp thời hỗ trợ đồng bào khó khăn, đắp đường, xây cầu, đào giếng, tặng xuồng, tặng nhà tình thương, tình nghĩa, ủng hộ Hội chữ thập đỏ, Hội người khuyết tật, trẻ em nghèo hiếu học, xóa đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt…. kinh phí từ thiện hàng năm của Ni giới cả nước lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Hiện nay, trong cả nước, có hàng trăm cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già neo đơn, người khuyết tật, bếp ăn tình thương tại các bệnh viện địa phương, gần một ngàn phòng chẩn trị y học dân tộc, Tuệ Tĩnh đường, phòng thuốc nam, phòng khám đa khoa của Phật giáo hiện diện khắp mọi miền đất nước để giúp đỡ miễn phí cho người dân.
Suốt 40 năm qua, Ni giới Việt Nam đã tích cực ủng hộ và kêu gọi các tín đồ Phật tử tham gia các phong trào do nhà nước phát động như hiến máu nhân đạo, trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phúc lợi xã hội, quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nếp sống xanh – sạch – đẹp văn hóa văn minh trên từng khu dân cư, thôn xóm.
Sự thành công của Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới Sakyadhita tại Tp.HCM ngày 28-12-2009 đến 3-01-2010 do Phân ban Ni giới Trung Ương tổ chức với sự tham dự của 320 đại biểu quốc tế đến từ hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế, khẳng định bản sắc tự do và bình đẳng của Phật giáo Việt Nam.
- PHẬT GIÁO THỜI HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN – CÒN ĐÓ NHỮNG TRĂN TRỞ, ƯU TƯ
Phật giáo Việt Nam đang đứng trước khúc quanh lịch sử đầy cơ hội và cũng đầy thách thức. Xã hội hiện đại với đời sống vật chất dồi dào cùng sự lên ngôi của ngành công nghệ kỹ thuật số đã đem đến những tiện ích thiết thực cho đời sống người dân, nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo vô số hệ lụy phát sinh khi nền tảng tâm linh và đạo đức của xã hội đang dần bị tảng lờ, hoang phế.
Những biểu hiện về sự xuống cấp đạo đức gần đây ở một bộ phận giới trẻ khiến những nhà chức trách và các nhà giáo dục nói chung cũng như Phật giáo nói riêng vô cùng ưu tư trăn trở. Những truyền thống tốt đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa của nước Nam như tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn... đang dần bị mai một và đang từng ngày có nguy cơ bị xói mòn bởi những tệ nạn xã hội, lối sống ích kỷ, sống ảo, sống bản năng và thực dụng… đang dần khuynh loát, lan rộng không dừng trong xã hội.
Song song đó là sự mất cân bằng trong môi trường sinh thái do nạn tàn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm. Thực trạng này đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.
Rừng là một trong những yếu tố tiên quyết cho vấn đề môi trường. Thế nhưng, thực tế diện tích rừng tự nhiên ở nước ta đang ngày càng suy giảm. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40% và đặc biệt thưa thớt ở khu vực miền Trung. Diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 10%. Điều này dẫn đến sự suy giảm thực vật ở lưu vực, từ đó suy giảm khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ tràn về. Những năm gần đây, nhiều diện tích rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền Trung bị chặt phá và được thay thế bằng các thuỷ điện, nên làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn mỗi khi mưa lớn, gây nên những thảm họa nghiêm trọng.
Cùng với nạn phá rừng, nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm hiện nay có nguy cơ bị tuyệt chủng do việc săn bắt, xuất khẩu trái phép để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng. Người ta chỉ biết tới lợi ích của cá nhân mà quên rằng mỗi cá thể trên hành tinh đều là một mắc xích quan trọng để cân bằng sự sống, duy trì mạng lưới sinh quyển. Sự biến mất của một số giống loài sẽ tạo phản ứng dây chuyền gây mất cân bằng sinh thái dẫn đến những hiểm họa khó lường. Chưa kể đến việc trong tự nhiên, nhiều sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường, cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu và các chất gây ô nhiễm tới môi trường.
Nói chung, việc săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm tùy tiện cùng với nạn chặt phá rừng để phục vụ các mục đích như xây dựng thủy điện, kết cấu giao thông hạ tầng, sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ trái phép một cách vô ý thức đã phá hoại nghiêm trọng đến môi trường sống của nhiều loài động vật, và đó chính là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái, và nhất là dẫn đến những thảm họa từ thiên nhiên như thiên tai, hạn hán, bão lũ, sạt lở, dịch bệnh phát sinh, mùa màng thất bát… ngày càng gia tăng, trở thành mối đe hoạ nguy hại đến đời sống con người và kinh tế xã hội.
Bà mẹ thiên nhiên đã thực sự nổi giận. Tất cả chúng ta đã chứng kiến điều đó qua những năm đầy phong ba, bão tố gần đây với đủ loại dịch bệnh hiểm nghèo, mà đỉnh điểm là đại dịch Covid-19 kéo dài ba năm liền làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước nhà. Các tỉnh miền Trung hầu như năm nào cũng oằn mình chống bão, chống lụt, thất thoát biết bao sức người sức của. Do đâu mà ra? Tất cả đều từ lòng tham lam vị kỷ của con người mà sinh ra muôn ngàn khổ đau thảm họa. Và Phật giáo sẽ làm gì trước một xã hội đầy đủ về vật chất mà hụt hẫng về tâm linh? Sự băng hoại về đạo đức trong lối sống hiện đại, thế giới bất an, xã hội bất ổn, dịch bệnh, xung đột, chiến tranh diễn ra khắp nơi trên thế giới…. trách nhiệm của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là gì?
Những biểu hiện về sự xuống cấp đạo đức gần đây ở một bộ phận giới trẻ khiến những nhà chức trách và các nhà giáo dục nói chung cũng như Phật giáo nói riêng vô cùng ưu tư trăn trở. Những truyền thống tốt đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa của nước Nam như tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn... đang dần bị mai một và đang từng ngày có nguy cơ bị xói mòn bởi những tệ nạn xã hội, lối sống ích kỷ, sống ảo, sống bản năng và thực dụng… đang dần khuynh loát, lan rộng không dừng trong xã hội.
Song song đó là sự mất cân bằng trong môi trường sinh thái do nạn tàn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm. Thực trạng này đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.
Rừng là một trong những yếu tố tiên quyết cho vấn đề môi trường. Thế nhưng, thực tế diện tích rừng tự nhiên ở nước ta đang ngày càng suy giảm. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40% và đặc biệt thưa thớt ở khu vực miền Trung. Diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 10%. Điều này dẫn đến sự suy giảm thực vật ở lưu vực, từ đó suy giảm khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ tràn về. Những năm gần đây, nhiều diện tích rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền Trung bị chặt phá và được thay thế bằng các thuỷ điện, nên làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn mỗi khi mưa lớn, gây nên những thảm họa nghiêm trọng.
Cùng với nạn phá rừng, nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm hiện nay có nguy cơ bị tuyệt chủng do việc săn bắt, xuất khẩu trái phép để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng. Người ta chỉ biết tới lợi ích của cá nhân mà quên rằng mỗi cá thể trên hành tinh đều là một mắc xích quan trọng để cân bằng sự sống, duy trì mạng lưới sinh quyển. Sự biến mất của một số giống loài sẽ tạo phản ứng dây chuyền gây mất cân bằng sinh thái dẫn đến những hiểm họa khó lường. Chưa kể đến việc trong tự nhiên, nhiều sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường, cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu và các chất gây ô nhiễm tới môi trường.
Nói chung, việc săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm tùy tiện cùng với nạn chặt phá rừng để phục vụ các mục đích như xây dựng thủy điện, kết cấu giao thông hạ tầng, sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ trái phép một cách vô ý thức đã phá hoại nghiêm trọng đến môi trường sống của nhiều loài động vật, và đó chính là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái, và nhất là dẫn đến những thảm họa từ thiên nhiên như thiên tai, hạn hán, bão lũ, sạt lở, dịch bệnh phát sinh, mùa màng thất bát… ngày càng gia tăng, trở thành mối đe hoạ nguy hại đến đời sống con người và kinh tế xã hội.
Bà mẹ thiên nhiên đã thực sự nổi giận. Tất cả chúng ta đã chứng kiến điều đó qua những năm đầy phong ba, bão tố gần đây với đủ loại dịch bệnh hiểm nghèo, mà đỉnh điểm là đại dịch Covid-19 kéo dài ba năm liền làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước nhà. Các tỉnh miền Trung hầu như năm nào cũng oằn mình chống bão, chống lụt, thất thoát biết bao sức người sức của. Do đâu mà ra? Tất cả đều từ lòng tham lam vị kỷ của con người mà sinh ra muôn ngàn khổ đau thảm họa. Và Phật giáo sẽ làm gì trước một xã hội đầy đủ về vật chất mà hụt hẫng về tâm linh? Sự băng hoại về đạo đức trong lối sống hiện đại, thế giới bất an, xã hội bất ổn, dịch bệnh, xung đột, chiến tranh diễn ra khắp nơi trên thế giới…. trách nhiệm của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là gì?
- GIÁO DỤC VÀ TUYÊN TRUYỀN – GIẢI PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ HƯỚNG ĐẾN MỘT XÃ HỘI BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC
Đối mặt với những thách thức trên, đòi hỏi chúng ta phải có các biện pháp hữu hiệu để ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức và chất lượng sống trong cộng đồng. Trách nhiệm ấy là của các nhà lãnh đạo quốc gia, các nhà giáo dục và các tôn giáo – trong đó có Phật giáo. Việc tiên quyết chúng ta cần phải làm đó là: điều chỉnh dòng thác tư tưởng cực đoan, giúp con người tìm lại bản vị của chính mình, thiết lập nếp sống thiện lương, đạo đức, thượng tôn pháp luật ở mỗi cá nhân, mỗi gia đình, từ đó sẽ đưa đến một xã hội trật tự, an lành, con người sẽ biết mở lòng ra với thiên nhiên, không còn những hành động tàn phá môi trường và động vật gây mất cân bằng sinh thái nữa.
Trong thời điểm hiện nay, thiết nghĩ công tác giáo dục, tuyên truyền là giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhất để góp phần ổn định trật tự, cân bằng xã hội.
Trong các khóa tu mùa hè, khóa tu ngắn hạn hay dài hạn tại các Tự viện trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, ngoài những bài giảng chuyên môn về giáo lý, chư Tăng Ni, Phật tử và các hoằng pháp viên nên phổ cập thêm đến các học viên kiến thức về sinh thái học và quản lý đa dạng sinh học, khuyến khích việc trồng cây xanh, trồng cây gây rừng… điều đó sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của môi trường, ngăn chặn những hành vi đi ngược lại với tự nhiên, trái với pháp luật. Nói chung, mấu chốt của việc tuyên truyền là làm sao để nâng tầm hiểu biết và ý thức của người dân, sao cho mọi người đều nhận thức được rằng: bảo vệ cộng đồng, bảo vệ môi sinh là nắm giữ an toàn cuộc sống của chính mình.
Công tác giáo dục tuyên truyền cần phải đồng bộ và nhất quán từ trung ương đến địa phương và trải đều đến tất cả các Ban, Viện chuyên môn để tạo một kết cấu chặt chẽ nhằm đảm bảo giới tự nhiên sẽ được bảo vệ một cách sâu sát và đúng mực nhất. Để làm được điều đó, trước hết tự thân mỗi người Phật tử phải biết giữ gìn năm giới cấm, sống đời hiền thiện, đạo đức, phát tâm là hoằng pháp viên trong chính ngôi nhà của mình, đem đạo vào đời, Phật hóa gia đình, khiến cho mỗi thành viên trong gia đình đều sống đời thiện lương, ý thức. Nhà nhà như thế, người người như thế, sự kết nối đồng lòng của cộng đồng sẽ tạo nên sức lan tỏa, sức bật và hiệu quả mạnh mẽ trong công tác xây dựng đời sống đạo đức tâm linh, bảo vệ môi trường, đem lại bình an và hạnh phúc cho nhân loại.
Tất cả những nỗ lực trên đều hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội thuần lương, đạo đức, văn minh, kinh tế ổn định, môi trường sống được an lành… Với ý chí kiên định và sự đồng lòng quyết tâm, tin rằng Phật giáo sẽ là nguồn thanh lương diệu dược hóa giải tốt những mâu thuẫn nội tại cũng như những bất ổn đang bủa vây trong đời sống để đất nước Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển, hướng đến một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.”
Trong thời điểm hiện nay, thiết nghĩ công tác giáo dục, tuyên truyền là giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhất để góp phần ổn định trật tự, cân bằng xã hội.
Trong các khóa tu mùa hè, khóa tu ngắn hạn hay dài hạn tại các Tự viện trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, ngoài những bài giảng chuyên môn về giáo lý, chư Tăng Ni, Phật tử và các hoằng pháp viên nên phổ cập thêm đến các học viên kiến thức về sinh thái học và quản lý đa dạng sinh học, khuyến khích việc trồng cây xanh, trồng cây gây rừng… điều đó sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của môi trường, ngăn chặn những hành vi đi ngược lại với tự nhiên, trái với pháp luật. Nói chung, mấu chốt của việc tuyên truyền là làm sao để nâng tầm hiểu biết và ý thức của người dân, sao cho mọi người đều nhận thức được rằng: bảo vệ cộng đồng, bảo vệ môi sinh là nắm giữ an toàn cuộc sống của chính mình.
Công tác giáo dục tuyên truyền cần phải đồng bộ và nhất quán từ trung ương đến địa phương và trải đều đến tất cả các Ban, Viện chuyên môn để tạo một kết cấu chặt chẽ nhằm đảm bảo giới tự nhiên sẽ được bảo vệ một cách sâu sát và đúng mực nhất. Để làm được điều đó, trước hết tự thân mỗi người Phật tử phải biết giữ gìn năm giới cấm, sống đời hiền thiện, đạo đức, phát tâm là hoằng pháp viên trong chính ngôi nhà của mình, đem đạo vào đời, Phật hóa gia đình, khiến cho mỗi thành viên trong gia đình đều sống đời thiện lương, ý thức. Nhà nhà như thế, người người như thế, sự kết nối đồng lòng của cộng đồng sẽ tạo nên sức lan tỏa, sức bật và hiệu quả mạnh mẽ trong công tác xây dựng đời sống đạo đức tâm linh, bảo vệ môi trường, đem lại bình an và hạnh phúc cho nhân loại.
Tất cả những nỗ lực trên đều hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội thuần lương, đạo đức, văn minh, kinh tế ổn định, môi trường sống được an lành… Với ý chí kiên định và sự đồng lòng quyết tâm, tin rằng Phật giáo sẽ là nguồn thanh lương diệu dược hóa giải tốt những mâu thuẫn nội tại cũng như những bất ổn đang bủa vây trong đời sống để đất nước Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển, hướng đến một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.”
- KẾT LUẬN
Ngay trong thời điểm hiện tại, dù không còn ở đỉnh điểm, nhưng Virus corona chủng mới SARS-CoV-2 đã và vẫn đang không ngừng tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người ở khắp nơi trên thế giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt trong đời sống xã hội từ những đất nước nghèo khó cho đến các quốc gia hùng cường dẫn đầu về kinh tế, tất cả đều bị dư chấn của cơn đại dịch làm cho điêu đứng. Trong một bối cảnh khủng hoảng toàn cầu như thế, thiết nghĩ con người cần phải thực sự tỉnh thức, thẳng thắn nhìn lại chính mình từ cách sống, văn hóa sinh hoạt cộng đồng, các mối quan hệ xã hội cho đến ý thức bảo vệ môi sinh và động vật…
Với vai trò là người thầy tâm linh, người hướng dẫn tinh thần của quần chúng, mỗi Tu sĩ Phật giáo trước hết cần phải là tấm gương mô phạm tuyệt vời về phẩm hạnh thanh cao, nếp sống thiểu dục tri túc, an bần thủ đạo, hy sinh bản thân vì lợi ích của số đông, sống có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường… Có như thế thì mới đủ sức truyền tải được thông điệp tình thương và trí tuệ đến với nhân sinh.
Bốn mươi năm với chiều dài lịch sử, góp nhặt tâm tư cùng giáo hội, Ni giới khắp mọi miền đất nước đã và vẫn đang nỗ lực phấn đấu không ngừng qua từng ngày để sức sống Kiều Đàm mãi rạng ngời cùng năm tháng. Bao nhiêu ngôi già lam được kiến tạo khắp mọi miền đất nước để dòng suối từ bi và trí tuệ của Phật đà tưới mát thấm đẫm lòng nhân thế. Đồng hành cùng Giáo hội, cùng kề vai gánh vác sẻ chia bao trọng trách hoằng pháp lợi sinh, Ni giới Việt Nam chỉ tâm nguyện một điều duy nhất: Phật Pháp Trường Lưu, Tăng Già Hòa Hợp, Thế Giới Hòa Bình, Chúng Sanh An Lạc.
Phân ban Ni giới tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh và sức lan tỏa của mình để thực hiện sứ mạng thiêng liêng đem đạo vào đời, hướng con người đến một đời sống đạo đức, biết tri ân, báo ân, biết mở rộng lòng mình đến với tha nhân và môi trường. Tất cả mọi người cùng phấn đấu, tinh tấn thực hành lời Phật dạy:
“Không làm các việc ác
Vâng là các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch”
Tin rằng, bóng tối vô minh nhân đó sẽ bị đẩy lùi nhường chỗ cho ánh sáng trí tuệ, lòng tham lam, vị kỷ nhỏ nhen sẽ được thay thế bằng suối nguồn từ bi với trái tim yêu thương rộng mở. Hạnh phúc và bình an từ đó chắc chắn sẽ nở hoa trên khắp hành tinh này.
Với vai trò là người thầy tâm linh, người hướng dẫn tinh thần của quần chúng, mỗi Tu sĩ Phật giáo trước hết cần phải là tấm gương mô phạm tuyệt vời về phẩm hạnh thanh cao, nếp sống thiểu dục tri túc, an bần thủ đạo, hy sinh bản thân vì lợi ích của số đông, sống có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường… Có như thế thì mới đủ sức truyền tải được thông điệp tình thương và trí tuệ đến với nhân sinh.
Bốn mươi năm với chiều dài lịch sử, góp nhặt tâm tư cùng giáo hội, Ni giới khắp mọi miền đất nước đã và vẫn đang nỗ lực phấn đấu không ngừng qua từng ngày để sức sống Kiều Đàm mãi rạng ngời cùng năm tháng. Bao nhiêu ngôi già lam được kiến tạo khắp mọi miền đất nước để dòng suối từ bi và trí tuệ của Phật đà tưới mát thấm đẫm lòng nhân thế. Đồng hành cùng Giáo hội, cùng kề vai gánh vác sẻ chia bao trọng trách hoằng pháp lợi sinh, Ni giới Việt Nam chỉ tâm nguyện một điều duy nhất: Phật Pháp Trường Lưu, Tăng Già Hòa Hợp, Thế Giới Hòa Bình, Chúng Sanh An Lạc.
Phân ban Ni giới tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh và sức lan tỏa của mình để thực hiện sứ mạng thiêng liêng đem đạo vào đời, hướng con người đến một đời sống đạo đức, biết tri ân, báo ân, biết mở rộng lòng mình đến với tha nhân và môi trường. Tất cả mọi người cùng phấn đấu, tinh tấn thực hành lời Phật dạy:
“Không làm các việc ác
Vâng là các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch”
Tin rằng, bóng tối vô minh nhân đó sẽ bị đẩy lùi nhường chỗ cho ánh sáng trí tuệ, lòng tham lam, vị kỷ nhỏ nhen sẽ được thay thế bằng suối nguồn từ bi với trái tim yêu thương rộng mở. Hạnh phúc và bình an từ đó chắc chắn sẽ nở hoa trên khắp hành tinh này.